hoa tươi đà lạt gia vuon, hoa tươi giá vườn, cung cấp hoa tuoi giá sỉ cho các bạn sinh viên có nhu cầu kinh doanh trong các dịp lễ như 14/2, 8/3, 20/10, 20/11...
Hiện na, công ty chuyên phân phối hoa tươi Đà Lạt cắt cành trên toàn quốc. Với mục tiêu chất lượng, uy tín và giá cả cạnh tranh nhất. Khách hàng là những shop hoa, công ty sự kiện...khi đặt hoa chúng tôi cam kết mang đến quý khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất và giao hàng đúng thời gian nhất. Ngoài ra Ánh Sao Kim đang có chương trình hổ trợ các bạn sinh viên có nhu cầu kinh doanh hoa tươi trong các dịp lễ 14/2, 8/3, 20/10, 20/11... Tặng 100 bao gói hoa cho đơn hàng 500 hoa Tặng 10 giỏ cắm hoa cho đơn hàng 1000 hoa Tặng 1 thùng xốp cắm hoa cho đơn hàng trên 1000 hoa Các bạn đã có kế hoạch cho việc kinh danh dịp lễ này thì liên hệ ngay với chúng tôi và đặt hàng sớm để chúng tôi có kế hoạch cho lượng hoa và gửi hoa thẳng từ vườn đến cho các bạn mà không dự trữ qua một trạm nào sẽ đảm bảo được chất lượng cho các bạn.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
ĐC: 17A Vạn Kiếp Tp Đà Lạt ĐT: 0914.29.70.29 ( Ms. Tuyết ) |
Đà Lạt: Hàng loạt nhà vườn bị quỵt tiền hoa tết
Thứ ba, 19/03/2013 14:25
- Hoa Đà Lạt... ký gửi
- Người trồng hoa ở Đà Lạt méo mặt vì lan nở sớm
- Nông dân Đà Lạt nhổ hoa cúc chùm …đem đốt
NHIỀU GIA ĐÌNH Ở LÀNG HOA THÁI PHIÊN, ĐÀ LẠT VỪA BỊ CHỦ MỘT VỰA CHUYỆN KINH DOANH HOA TƯƠI TẠI CHỢ HỒ THỊ KỶ, PHƯỜNG 1, QUẬN 10, TPHCM, QUỴT TIỀN BÁN HOA TẾT VỚI TỔNG SỐ LÊN TỚI GẦN 1,1 TỈ ĐỒNG.
Bị quỵt trắng vụ hoa tết
Hôm nay không phải ra vườn, bà Nguyễn Thủy Ly, tổ An Thái, phường 12, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), ở nhà trông đứa cháu nội mà lòng buồn rười rượi, nỗi đau mất của vẫn còn in rõ trên nét mặt của bà bằng một vẻ buồn thiu. Bà Ly cho biết, giữa gia đình bà và vựa hoa Đ. làm chủ thống nhất phương thức làm ăn với nhau hơn một năm nay, hàng (hoa) gửi xuống đều và tiền chuyển lên rất sòng phẳng.
Ngày 26 tháng Chạp vừa qua, chủ vựa hoa Đ. gọi điện yêu cầu bà chuyển hoa lily, hoa cúc xuống cho vựa bán phục vụ thị trường tết. Do làm ăn với nhau đã gần một năm, bà Ly hết sức tin tưởng vào vựa hoa này nên ngày nào gia đình cũng đều đặn gửi hoa xuống. Ngày mồng 1 tết, bà Ly gọi điện hỏi chủ vựa hoa Đ. bán hết hàng chưa, được chủ vựa trả lời đã bán hết và tiếp tục yêu cầu bà Ly gửi hàng.
Liên tiếp những ngày sau đó, gia đình bà Nguyễn Thủy Ly bỏ cả ăn tết ra vườn thu hoạch hoa đóng thùng gửi xuống cho vựa hoa Đ. tiêu thụ. Số hoa gửi đi gồm 33 thùng lyli, 22 thùng cúc, tổng số tiền lên tới 350 triệu đồng. Mọi việc chỉ bị vỡ lỡ vào ngày mồng 7 tết khi tài xế chở hàng gọi điện báo cho gia đình bà Ly biết không có ai nhận hàng, vựa hoa hằng ngày mở cửa bán tấp nập người mua nay đã đóng cửa im ỉm.
Cùng chung với hoàn cảnh trên, ba cha con gia đình ông Trần Văn Đoán, ở phường 12, TP Đà Lạt cũng bị chủ vựa hoa Đ. quỵt mất hơn 348 triệu đồng tiền hoa tết. Ông Đoán cho biết, cha con gia đình ông đã làm ăn với chủ vựa hoa này được 5 năm. Hai bên thường xuyên liên lạc với nhau qua điện thoại, mỗi khi chủ vựa cần loại hoa gì cha con ông liền đóng thùng gửi xuống cho vựa này bán.
Hoa chuyển đi, tiền mỗi tháng hai lần đều đặn gửi lên nên gia đình ông rất tin tưởng vào cách làm ăn của chủ vựa. Thế nhưng, vào ngày mồng 7 tết, hàng gửi xuống không có ai nhận, tài xế đành phải để hoa vào một góc chợ rồi nhờ người bán giúp cho gia đình ông. Gọi điện cho chủ vựa máy không liên lạc được, lúc này cha con gia đình ông Trần Văn Đoán mới bán tín, bán nghi mình bị lừa. Ông Đoán vội chạy ra nhà xe hỏi nhận số tiền mà mấy hôm trước chủ vựa hoa báo đã gửi một phần tiền bán hoa tết qua nhà xe mới hay mình đã bị lừa, nhà xe cho biết không nhận được đồng nào từ vựa hoa gửi.
Ông Nguyễn Đình Hướng, Phó Chủ tịch UBND phường 12, TP Đà Lạt, cho biết trong vụ hoa tết vừa qua trên địa bàn phường có 8 gia đình bị vựa hoa Đ. quỵt tiền bán hoa với tổng cộng gần 1,1 tỉ đồng. Sau khi sự việc xảy ra, những gia đình bị lừa đã cử người xuống tìm hiểu sự việc nhưng không gặp chủ vựa, vợ chồng ông Nguyễn Văn Đ., chủ vựa đã bỏ đi đâu không rõ. Hiện phường đang hướng dẫn những gia đình bị thiệt hại thu thập chứng cứ, làm đơn tố cáo, đề nghị công an quận 10, TP HCM vào cuộc điều tra, làm rõ hành vi trên của vợ chồng ông Nguyễn Văn Đ.
Làm ăn mạo hiểm
Ông Ngô Văn Đức, Chủ tịch Hội nông dân TP Đà Lạt, cho biết trước đến nay việc làm ăn giữa những gia đình trồng hoa tại Đà Lạt với các đầu mối tiên thụ là thỏa thuận miệng, họ không có bất cứ hợp đồng nào để ràng buộc các bên nên khi xảy ra các sự kiện pháp lý rất khó có thể giải quyết, phần thiệt thòi người trồng hoa gánh chịu.
Có không ít hộ trồng hoa tại Đà Lạt làm ăn với các vựa đã vài năm nhưng chưa một lần họ gặp mặt nhau. Việc làm ăn phần lớn thông qua sự giới thiệu của những người trồng hoa với nhau. Giữa nhà vườn và vựa tiêu thụ hoa trao đổi công việc qua điện thoại. Hai bên hoàn toàn dựa vào uy tín và tin cậy lẫn nhau. Nhà vườn thu hoạch hoa, đóng gói, gửi đi các vựa tiêu thụ, chủ vựa báo giá bán được bao nhiêu thì nhà vườn biết vậy, hai bên hoàn toàn không có sự thỏa thuận giá cả từ trước.
Thông thường, mỗi tháng chủ vựa hoa sẽ thanh toán tiền cho nhà vườn hai lần vào các ngày tùy vào hai bên thỏa thuận. Chính vì sự phiêu lưu trong cách làm ăn này mà những năm gần đây, vào mỗi vụ hoa tết, người trồng hoa tại Đà Lạt liên tục bị một số chủ vựa quỵt nhưng không có cách nào đòi được tiền.
Ông Trần Văn Đoán, cho biết đây là lần thứ 3 gia đình ông bị chủ vựa lừa đảo, chiếm không tài sản của gia đình ông. Hai lần trước, số tiền hoa bị lừa chỉ từ 20 – 30 triệu đồng nhưng lần này số tiền gia đình ông bị chủ vựa quỵt đã lên tới con số cả trăm triệu đồng.
Bà Nguyễn Thủy Ly tâm sự, sau bị bị lừa vụ hoa tết đến nay, gia đình bà đã tìm một đầu mối tiêu thụ khác nhưng vẫn không mấy an tâm bởi hiện nay những người trồng hoa như gia đình bà đang giao tài sản của mình cho người khác tiêu thụ mà không có gì để ràng buộc phía bên kia, tất cả đều dựa vào lòng tin. Tuy vậy, nếu không ký gửi hoa cho chủ vựa bán theo kiểu hiện nay thì sản phẩm làm ra không thể có nơi tiêu thụ.
Ông Nguyễn Đình Hướng, Phó Chủ tịch UBND phường 12, TP Đà Lạt, cho biết để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho người trồng hoa như hiện nay, UBND phường 12 sẽ kiến nghị UBND TP Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng làm việc với Ban Quản lý các chợ đang có người trồng hoa Đà Lạt ký gởi tiêu thụ sản phẩm để xác minh nhân thân, theo dõi hoạt động của các vựa hoa này, tránh tình trạng kẻ xấu lợi dụng những lỗ hỗng trong mua bán hoa của người dân để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Ông Ngô Văn Đức, Chủ tịch Hội nông dân TP Đà Lạt cũng cảnh báo, người trồng hoa nên tìm hiểu kỹ các vựa mình ký gởi hoa thì mới nên đặt niềm tin để làm ăn. Theo ông Đức, hiện nay người trồng hoa Đà Lạt đang giao tài sản của mình cho người khác quản lý, tiêu thụ mà không có bất cứ ràng buộc nào về mặt pháp lý là rất phiêu lưu.
Hôm nay không phải ra vườn, bà Nguyễn Thủy Ly, tổ An Thái, phường 12, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), ở nhà trông đứa cháu nội mà lòng buồn rười rượi, nỗi đau mất của vẫn còn in rõ trên nét mặt của bà bằng một vẻ buồn thiu. Bà Ly cho biết, giữa gia đình bà và vựa hoa Đ. làm chủ thống nhất phương thức làm ăn với nhau hơn một năm nay, hàng (hoa) gửi xuống đều và tiền chuyển lên rất sòng phẳng.
Liên tiếp những ngày sau đó, gia đình bà Nguyễn Thủy Ly bỏ cả ăn tết ra vườn thu hoạch hoa đóng thùng gửi xuống cho vựa hoa Đ. tiêu thụ. Số hoa gửi đi gồm 33 thùng lyli, 22 thùng cúc, tổng số tiền lên tới 350 triệu đồng. Mọi việc chỉ bị vỡ lỡ vào ngày mồng 7 tết khi tài xế chở hàng gọi điện báo cho gia đình bà Ly biết không có ai nhận hàng, vựa hoa hằng ngày mở cửa bán tấp nập người mua nay đã đóng cửa im ỉm.
Cùng chung với hoàn cảnh trên, ba cha con gia đình ông Trần Văn Đoán, ở phường 12, TP Đà Lạt cũng bị chủ vựa hoa Đ. quỵt mất hơn 348 triệu đồng tiền hoa tết. Ông Đoán cho biết, cha con gia đình ông đã làm ăn với chủ vựa hoa này được 5 năm. Hai bên thường xuyên liên lạc với nhau qua điện thoại, mỗi khi chủ vựa cần loại hoa gì cha con ông liền đóng thùng gửi xuống cho vựa này bán.
Hoa chuyển đi, tiền mỗi tháng hai lần đều đặn gửi lên nên gia đình ông rất tin tưởng vào cách làm ăn của chủ vựa. Thế nhưng, vào ngày mồng 7 tết, hàng gửi xuống không có ai nhận, tài xế đành phải để hoa vào một góc chợ rồi nhờ người bán giúp cho gia đình ông. Gọi điện cho chủ vựa máy không liên lạc được, lúc này cha con gia đình ông Trần Văn Đoán mới bán tín, bán nghi mình bị lừa. Ông Đoán vội chạy ra nhà xe hỏi nhận số tiền mà mấy hôm trước chủ vựa hoa báo đã gửi một phần tiền bán hoa tết qua nhà xe mới hay mình đã bị lừa, nhà xe cho biết không nhận được đồng nào từ vựa hoa gửi.
Ông Nguyễn Đình Hướng, Phó Chủ tịch UBND phường 12, TP Đà Lạt, cho biết trong vụ hoa tết vừa qua trên địa bàn phường có 8 gia đình bị vựa hoa Đ. quỵt tiền bán hoa với tổng cộng gần 1,1 tỉ đồng. Sau khi sự việc xảy ra, những gia đình bị lừa đã cử người xuống tìm hiểu sự việc nhưng không gặp chủ vựa, vợ chồng ông Nguyễn Văn Đ., chủ vựa đã bỏ đi đâu không rõ. Hiện phường đang hướng dẫn những gia đình bị thiệt hại thu thập chứng cứ, làm đơn tố cáo, đề nghị công an quận 10, TP HCM vào cuộc điều tra, làm rõ hành vi trên của vợ chồng ông Nguyễn Văn Đ.
Làm ăn mạo hiểm
Ông Ngô Văn Đức, Chủ tịch Hội nông dân TP Đà Lạt, cho biết trước đến nay việc làm ăn giữa những gia đình trồng hoa tại Đà Lạt với các đầu mối tiên thụ là thỏa thuận miệng, họ không có bất cứ hợp đồng nào để ràng buộc các bên nên khi xảy ra các sự kiện pháp lý rất khó có thể giải quyết, phần thiệt thòi người trồng hoa gánh chịu.
Có không ít hộ trồng hoa tại Đà Lạt làm ăn với các vựa đã vài năm nhưng chưa một lần họ gặp mặt nhau. Việc làm ăn phần lớn thông qua sự giới thiệu của những người trồng hoa với nhau. Giữa nhà vườn và vựa tiêu thụ hoa trao đổi công việc qua điện thoại. Hai bên hoàn toàn dựa vào uy tín và tin cậy lẫn nhau. Nhà vườn thu hoạch hoa, đóng gói, gửi đi các vựa tiêu thụ, chủ vựa báo giá bán được bao nhiêu thì nhà vườn biết vậy, hai bên hoàn toàn không có sự thỏa thuận giá cả từ trước.
Thông thường, mỗi tháng chủ vựa hoa sẽ thanh toán tiền cho nhà vườn hai lần vào các ngày tùy vào hai bên thỏa thuận. Chính vì sự phiêu lưu trong cách làm ăn này mà những năm gần đây, vào mỗi vụ hoa tết, người trồng hoa tại Đà Lạt liên tục bị một số chủ vựa quỵt nhưng không có cách nào đòi được tiền.
Ông Trần Văn Đoán, cho biết đây là lần thứ 3 gia đình ông bị chủ vựa lừa đảo, chiếm không tài sản của gia đình ông. Hai lần trước, số tiền hoa bị lừa chỉ từ 20 – 30 triệu đồng nhưng lần này số tiền gia đình ông bị chủ vựa quỵt đã lên tới con số cả trăm triệu đồng.
Bà Nguyễn Thủy Ly tâm sự, sau bị bị lừa vụ hoa tết đến nay, gia đình bà đã tìm một đầu mối tiêu thụ khác nhưng vẫn không mấy an tâm bởi hiện nay những người trồng hoa như gia đình bà đang giao tài sản của mình cho người khác tiêu thụ mà không có gì để ràng buộc phía bên kia, tất cả đều dựa vào lòng tin. Tuy vậy, nếu không ký gửi hoa cho chủ vựa bán theo kiểu hiện nay thì sản phẩm làm ra không thể có nơi tiêu thụ.
Ông Nguyễn Đình Hướng, Phó Chủ tịch UBND phường 12, TP Đà Lạt, cho biết để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho người trồng hoa như hiện nay, UBND phường 12 sẽ kiến nghị UBND TP Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng làm việc với Ban Quản lý các chợ đang có người trồng hoa Đà Lạt ký gởi tiêu thụ sản phẩm để xác minh nhân thân, theo dõi hoạt động của các vựa hoa này, tránh tình trạng kẻ xấu lợi dụng những lỗ hỗng trong mua bán hoa của người dân để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Ông Ngô Văn Đức, Chủ tịch Hội nông dân TP Đà Lạt cũng cảnh báo, người trồng hoa nên tìm hiểu kỹ các vựa mình ký gởi hoa thì mới nên đặt niềm tin để làm ăn. Theo ông Đức, hiện nay người trồng hoa Đà Lạt đang giao tài sản của mình cho người khác quản lý, tiêu thụ mà không có bất cứ ràng buộc nào về mặt pháp lý là rất phiêu lưu.
Giá bán các loại hoa ở Đà Lạt xuống mức quá thấp
Thời gian gần đây, giá nhiều loài hoa tại Đà Lạt, Lâm Đồng đã xuống chạm đáy khiến tiền bán hoa không đủ để chi trả giá thuê nhân công thu hoạch.
Chỉ cách đây ít tuần, ở làng hoa Vạn Thành, từ sáng sớm người người, nhà nhà đã kéo nhau ra vườn thu hoạch hoa hồng để kịp thời vận chuyển đi Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung tiêu thụ.
Tuy nhiên, ba ngày nay, gia đình chị Phạm Thị Hương vẫn chưa ai ra vườn cắt hoa. Theo định kỳ, hoa hồng cứ hai ngày sẽ cho thu hoạch một lần. Hàng nghìn bông hoa quá tuổi đã bung nở nhuộm đỏ cả vườn hồng rộng gần 3 sào trong nhà kính của chị Hương không được thu hoạch vì giá xuống quá thấp.
Cách đây gần 1 tháng, giá bán hoa hồng tại vườn đóng gói đi Thành phố Hồ Chí Minh là 800-1.000 đồng/bông. Tuy nhiên, hiện nay giá chỉ còn 200 đồng nhưng thương lái vẫn không mua.
Hoa ly xưa nay có giá cao nhưng hiện chỉ ở mức 50.000 đồng/25 bông, còn ly vàng hiện chỉ 20.000 đồng/25 bông. Còn hoa cúc cũng chỉ 1.000 đồng/bó 5 bông./.
Nhà mình đang mở rộng diện tích trồng hoa nên cần tìm mối lái lâu dài để phân phối các chủng loại hoa Đà Lạt chủ yếu là: Hoa hồng, Hoa Đồng tiền, Hoa Lyly, Hoa Cúc, Hoa Cẩm chướng.
_ Hoa mình bán ra là hoa tươi không để nhà lạnh nên các bạn thoải mái vận chuyển hạoc cung cấp lại cho đối tác không sợ hoa cụp đầu hoặc héo nhanh trong thời gian ngắn
_ Giá mình bán ra là giá tại vườn cho mọi người. Vì vậy mình chỉ nhận cung cấp số lượng cho các bạn trong thời gian lâu dài.
_ Vận chuyển thì mình sẽ ship cho các bạn xa gần thì tiền ship mình thương lượng tạo cho các bạn 1 sự tiện lợi nhất có thể vì nếu lấy lâu dài thì sẽ có mối lái ổn định với bên nhà xe nên các bạn yên tâm.
_ Đảm bảo sẽ có giá tốt cho mọi người so với các vựa bông thu mua lại.
_ Hoa mình bán ra là hoa tươi không để nhà lạnh nên các bạn thoải mái vận chuyển hạoc cung cấp lại cho đối tác không sợ hoa cụp đầu hoặc héo nhanh trong thời gian ngắn
_ Giá mình bán ra là giá tại vườn cho mọi người. Vì vậy mình chỉ nhận cung cấp số lượng cho các bạn trong thời gian lâu dài.
_ Vận chuyển thì mình sẽ ship cho các bạn xa gần thì tiền ship mình thương lượng tạo cho các bạn 1 sự tiện lợi nhất có thể vì nếu lấy lâu dài thì sẽ có mối lái ổn định với bên nhà xe nên các bạn yên tâm.
_ Đảm bảo sẽ có giá tốt cho mọi người so với các vựa bông thu mua lại.
Đà Lạt: Giá hoa cúc tăng cao đột biến |
Đà Lạt: Giá hoa cúc tăng cao đột biếnÔng Hồ Ngọc Dinh, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, TP Đà Lạt, cho biết hoa cúc ở địa phương đang được bán tại vườn với giá từ 7.000 - 8.000đ/bó (5 cây), - cao gấp đôi so với thời điểm này những năm trước. Hiện nay đắt nhất vẫn là cúc kim cương, cúc sa phia, cúc tua xanh.. đang được các thương lái thu mua tại vườn với giá dao động từ 1.600 - 2.500đ/cành. Các loại cúc bông chùm có giá từ 1.200 - 1.600đ/cành. Với giá này, nếu người trồng cúc bán trực tiếp cho các thương lái tại vườn trừ mọi chi phí mỗi sào cúc cho lãi từ 10 – 12 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay tại phường 12 có không ít nhà vườn đã trực tiếp đưa cúc xuống TP HCM tiêu thụ, theo quy trình này mỗi sào cúc cho lãi tới trên 20 triệu đồng. Theo ông Hồ Ngọc Dinh, khoảng chục năm trở lại đây chưa có năm nào vào thời điểm này giá hoa cúc lại tăng cao đột biến như vậy. Thông thường với giá cúc cao như hiện nay mỗi năm chỉ có một lần đó là vào dịp giáp Tết Nguyên đán. Nguyên nhân khiến giá hoa cúc tăng cao trong thời gian qua là do sau Tết Nguyên đán, người dân Đà Lạt ồ ạt trồng hoa cúc sau đó giá loại hoa này đã rớt thê thảm khiến nhiều gia đình chuyển sang trồng loại hoa màu khác. Hiếm hàng là nguyên nhân chính đẩy giá hoa cúc tại Đà Lạt tăng cao trong thời gian qua. Nông dân Đà Lạt nhổ hoa cúc chùm …đem đốt
Rớt giá mạnh, bán không đủ tiền thuê nhân công lao động, nhiều gia đình ở làng hoa cúc Thái Phiên (Đà Lạt), thời gian gần đây đành phải làm một việc bất đắc dĩ là nhổ hoa cúc chùm…đem đốt, chấp nhận mất trắng.
Trong lúc những gia đình trồng các loại hoa cúc nụ đơn vẫn đang bán với giá 1.600 đồng/cành thì không ít gia đình trồng hoa cúc chùm các loại đang phải nhổ bỏ vì không thể bán được hàng, hoặc chỉ giá bán rẻ mạt. Anh Bùi Phú Quốc, người làng hoa Thái Phiên cho biết, hiện mỗi bó hoa cúc chùm 5 cây gởi đi TPHCM bán chỉ được chưa tới 2.000 đồng. Với giá bán này, tiền thu về không đủ tiền thuê nhân công thu hoạch nên nhiều gia đình trồng hoa cúc chùm tại Thái Phiên đành phải nhỏ bỏ hoa đem đốt để chuẩn bị cho vụ hoa mới. Theo quan sát của người viết, rất nhiều vựa hoa cúc chùm tại làng hoa Thái Phiên Đà Lạt hiện tại trong thời kỳ thu hoạch hoặc đang thu hoạch dỡ đã phải bỏ hư vì thương lái không mua. Chị Nguyễn Thị Tuyết buồn bã nhìn vườn hoa cúc chùm rộng gần 2.000 m2 đang bung hoa vàng rực tâm sự: “Không hiểu sao giá cúc chùm lại rớt mạnh đến vậy, giờ không bán được hàng thì đành phải phá bỏ để trồng vụ mới thôi. Biết sao bây giời!”. Theo chị Tuyết, hiện mỗi sào hoa cúc chùm nhà vườn phải chịu lỗ ít nhất 20 triệu đồng. Không bán được hoa, hoặc chỉ bán được với giá “rẻ như cho”, nhiều gia đình trồng cúc chùm tại làng hoa Thái Phiên đành phải làm một việc bất đắc dĩ là tập trung nhân lực trong gia đình nhổ hoa đem đốt hoặc ủ làm phân để lấy đất trồng vụ hoa mới. Chị Vũ Thị Hải chuyên thu mua hoa cúc tại Đà Lạt vận chuyển đi TPHCM và các tỉnh miền Trung tiêu thụ, cho biết thời gian cuối năm, nhiều địa phương trong nước cũng đã trồng được hoa cúc, nhất là cúc chùm nên sản lượng tăng mạnh, cung vượt quá cầu đã dẫn đến tình trạng trên. |